Tiểu sử về tỷ phú Hồ Hùng Anh
Hồ Hùng Anh là tỷ phú Việt Nam sinh năm 1970, ông được đánh giá là một tài năng xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh. Ông xuất thân từ gia đình đến từ xứ Huế nhưng ông được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.Hiện nay, ông đang đảm nhận chức vị chủ tịch HĐQT ngân hàng Techcombank sau khi rút khỏi Massan hồi tháng 4/2018. Ông nằm trong số những người giàu nhất giới ngân hàng Việt Nam với khối tài sản tăng lên nhanh chóng.
Nhờ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, cái tên Hồ Hùng Anh trở thành một trong những tỷ phú giàu có bậc nhất trong ngành ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Ông nhanh chóng trở thành tỷ phú đắt giá với khối tài sản vượt qua “Vua thép” Trần Đình Long và chỉ đứng sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Theo thống kê của Forbes, xếp hạng các tỷ phú tính đến ngày 4/7, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán TCB) đã vượt qua ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG), lọt vào top 4 tỷ phú giàu nhất Việt Nam.
Bài viết dưới đây sẽ là những phân tích, tìm hiểu về giá trị tài sản ròng đó của tỷ phú Hồ Hùng Anh:
Gia đình của Hồ Hùng Anh
Gia đình ông gồm có mẹ là bà Nguyễn Thị Thanh Tâm và em trai tên Hồ Ngọc Anh. Trong đó, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, sở hữu khoảng 174,1 triệu cổ phiếu Techcombank, tương đương 4,98% cổ phần của ngân hàng, có giá trị khoảng 9.855,9 tỷ đồng.
Vợ ông là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng sở hữu 4,98% cổ phần của ngân hàng Techcombank và hơn 10,000 cổ phiếu của Techcombank và tập đoàn Massan ước tính khối tài sản lên tới hơn 10533,2 tỷ đồng
Hồ Anh Minh trước đó vào năm 2018 cũng từng mua hơn 44,7 triệu cổ phiếu TCB. Hiện tại, người này vẫn nắm giữ gần 138 triệu cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ 3,95%.
Con trai của ông là Hồ Anh Minh cũng sở hữu 138 triệu cổ phiếu ngân hàng Techcombank tương đương với 3,98% cổ phần
Con gái út của ông, Hồ Thủy Anh, đã đăng ký mua 22.474.840 cổ phiếu Techcombank tổng giá trị khoảng 1.272 tỷ đồng. Nhờ vậy, bà Thủy Anh đã gia nhập danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, con gái Hồ Minh Anh và em trai Hồ Ngọc Anh của ông lại khá kín tiếng khikhông sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Techcombank
Ngoài ra, Vợ ông Hồ Anh Ngọc là bà Nguyễn Hương Liên hiện đang sở hữu lượng cổ phiếu TCB trị giá 3.000 tỷ đồng, gần 70 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 1,99%. Bên cạnh đó, bà cũng nắm trong tay 6,75 triệu cổ phiếu Tập đoàn Masan, tương đương 0,57%
Tổng cộng, gia đình ôngHồ Hùng Anh nắm giữ một số lượng cổ phiếu Techcombank và Masan có giá trị lên đến hàng tỷ đồng, góp phần tạo nên tổng tài sản đáng kể.
Con đường đi tới thành công của tỷ phú Hồ Hùng Anh
Hồ Hùng Anh là người cósự nghiệp học hành vững chắc khi ông học tập tại nước ngoài với bằng Kỹ sư Điện kỹ thuật tại ĐH Bách khoa Kiev Ukraine và bằng Thạc sĩ QT nguồn nhân lực tại ĐH Giao thông Đường bộ Moskva (MADI) Liên bang Nga.
Năm 1994 – 1997, ông cùng người bạn thân thiết “Nguyễn Đăng Quang” khởi nghiệp tại Nga với ý tưởng kinh doanh mỳ gói và tương ớt
Năm 1995, Hồ Hùng Anh trở thành cổ đông của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương
Năm 1997 – 2004, Ông giữ chức TGĐ Cty Masan Rus Trading tại Cộng hòa liên bang Nga
Năm 2005, Hồ Hùng Anh trở về Việt Nam và gia nhập vào hội đồng quản trị của ngân hàng Techcombank.Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục hỗ trợ ông Nguyễn Đăng Quang để xây dựng Masan và liên tục nắm giữ những chức vụ quan trọng như: Phó chủ tịch HĐQT CTCP Masan
Năm 2008, Ông Hồ Hùng Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Năm 2018, ông quyết định rời khỏi Masan để tập trung phát triển sự nghiệp cho ngân hàng Techcombank
Con đường dẫn dắt sự thành công cho Techcombank
Sau khi trở về Việt Nam và bén duyên với ngân hàng Techcombank,Hồ Hùng Anh đã đưa Techcombank phát triển nhanh chóng, trở thành một “ông trùm” trong lĩnh vực ngân hàng tư nhân tại Việt Nam. Như vậy, sự thành công của Techcombank ngày hôm nay không thể thiếu đi công sức to lớn của Hồ Hùng Anh.
Tháng 4/2018, ông Hùng Anh thôi giữ tất cả các chức vụ tại Massan để tập trung phát triển cho Techcombank. Quyết định này được đưa ra để đảm bảo với quy định các nhân viên không được kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp.
Dưới sự dẫn dắt của ông Hùng Anh, ngân hàng Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam đạt mức lợi nhuận sau thuế đến 10.000 tỷ đồng. Năm 2018, cũng là năm đánh dấu Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Nhờ vào tư duy lãnh đạo khác biệt, ông đã đưa Techcombank trở thành một trong những ngân hàng lớn của Việt Nam. Chỉ sau 10 năm ông Hồ Hùng Anh lãnh đạo, Techcombank đã trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đạt mức lợi nhuận khủng sau thuế chạm mức 10.000 tỷ đồng. Tới năm 2016, Techcombank lại lần nữa đạt được lợi nhuận trước thuế là 10.661 tỷ đồng. Tăng trưởng 86% so với năm 2013, đứng thứ 2 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ sau Vietcombank.
Chính nhờ thế mà ngân hàng Techcombank đã gọi được 923 triệu USD khi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là công ty có IPO cao thứ 2 trong năm chỉ sau Vinhomes với 1,34 tỷ USD.
Hiện nay, ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT Techcombank thì đang có trực tiếp nắm trong tay khoảng 39,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 1,1% vốn cổ phần. Đây cũng chính là thu nhập và giá trị tài sản ròng lớn đáng kể trong tổng tài sản của ông giúp ông trở thành tỷ phú Việt Nam.
Cụ thể, nhờ nhiều phiên tăng giá gần đây của cổ phiếu Techcombank, khối tài sản ròng của tỷ phú Hồ Hùng Anh đã đạt 2 tỷ USD. Tỷ phú Hồ Hùng Anh cùng gia đình đều đang sở hữu cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank với giá trị quy đổi ra tiền mặt lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Hợp tác phát triển cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Massan
Tỷ phú Hồ Hùng Anh và ông Đăng Quang – Chủ tịch tập đoàn Massan được ví như cặp bài trùng khi đã có những ý tưởng và bén duyên kinh doanh cùng nhau từ hồi còn trẻ. Nhờ vậy, cả hai cùng có những bước tiến lớn trong sự nghiệp và cùng nhau phát triển tập đoàn Massan. Bên cạnh đó, tài sản chủ yếu của ông Hồ Hùng Anh đến từ công ty cổ phần Tập đoàn Masan chứ không phải từ ngân hàng Techcombank. Hiện tại, ông và ông Nguyễn Đăng Quang được cho là hai cổ đông lớn nhất của Massan, với mỗi người sở hữu khoảng 48% tỷ lệ cổ phần. Nếu tính tỷ lệ sở hữu chéo, ông Hồ Hùng Anh sở hữu khoảng 21,5% vốn tại Masan, tương đương hơn 22.000 tỷ đồng góp phần giúp ông trở thành tỷ phú đầu tiên của ngành ngân hàng tại Việt Nam.